Chí Phèo và Mèo Béo: Hai số phận, một nỗi đau

10 Views

(1669 chữ, 5 phút, 33 giây đọc)

Từ câu chuyện của Chí Phèo trong văn học Việt Nam đến vụ việc đau lòng của chàng trai Mèo Béo ở Trung Quốc, chúng ta thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu vắng tình yêu thương trong cuộc sống. Bài viết này sẽ phân tích sâu sắc về hai số phận và bài học đau thương mà chúng để lại.

Hôm qua đọc câu chuyện về chàng trai tên Mèo Béo ở Trung Quốc, tự nhiên mình nhớ về cái lò gạch cũ. Tại đó, một người mẹ đã vứt bỏ đứa con đỏ hỏn của mình. Khoảnh khắc quay đầu đi, chị ta muốn đứa bé sẽ tím tái rồi lịm dần hay muốn có ai đó đến cứu vớt nó? Không ai rõ, người kể chuyện cũng không đề cập. Nhưng mình biết: chính từ cái lò gạch hoang vắng, một cuộc đời tăm tối đã bắt đầu. Cuộc đời của một người thiếu thốn tình yêu thương.

1. Khởi đầu bi kịch: Thiếu vắng tình yêu thương từ thuở ấu thơ

Mèo Béo sinh ra trong một gia đình có bố mẹ ly hôn, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Còn Chí bị mẹ vứt ở lò gạch, được anh thả ống lươn nhặt về rồi đem cho bà góa mù. Bà ấy… bán đứa bé cho một bác phó cối cao tuổi nhằm kiếm chút đỉnh. Trở thành con nuôi, Chí có một đoạn đời êm ả khi lớn lên trong hơi ấm của gia đình. Cho đến ngày bác phó cối qua đời, mái nhà ấy cũng biến mất.
Dân làng có đùm bọc và quan tâm Chí không? Cũng có mà không đáng kể. Họ cũng còn đầy nỗi lo và gánh nặng. Tới tuổi thành niên, Chí vào làm canh điền cho một nhà giàu có trong làng Vũ Đại. Một kẻ thân cô thế cô, luôn thiếu tình cảm và thừa mặc cảm, lại bị lợi dụng bởi một người đàn bà trẻ đẹp.
Danh tính cơ bản của người đó là bà Ba, tức là vợ Ba của Bá Kiến. Đang trẻ trung phơi phới lại nhàn cư vi bất thiện, bà Ba nhắm trúng anh canh điền hiền lành và tìm cách lợi dụng. Bà ta không đào mỏ. Sống trong nhung lụa của nhà giàu, thứ bà ta thiếu lại là sắc dục. Giả như giữa họ nảy sinh một chút tình cảm chân thành, có lẽ đời Chí đã khác hoặc trái tim độc giả như mình sẽ bớt đau… Nhưng không, bà Ba chỉ coi anh như một công cụ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, gián tiếp đẩy Chí vào cảnh ăn cơm tù.
Tuổi thanh xuân của một người đáng giá biết bao, bởi đó là lúc chúng ta nỗ lực phát triển bản thân, tìm thấy con đường cho riêng mình. Chí không có may mắn đó. Thanh xuân của anh bị khóa chặt sau song sắt nhà tù. Hơn 10 năm sống trong địa ngục rồi lưu lạc tứ phương, không ai rõ anh đã trải qua bao nhiêu trong đục của cuộc sống. Nhưng từ khi ra tù, người ta đã không còn thấy anh canh điền hiền lành ngày xưa nữa… “Hắn vừa đi vừa chửi… “

2. Hành trình tìm kiếm tình yêu và sự chấp nhận

Chí của những năm 30 tuổi hận thù tất cả. Anh tìm cách đưa mình vào những cơn say và lớn giọng chửi bới từ người già đến trẻ nhỏ. Có lẽ sâu thẳm trong lòng, anh cũng mong được hòa nhập với cái làng Vũ Đại. Càng khao khát yêu thương, người ta càng dễ mất lý trí khi bị xa lánh, bị vứt bỏ. Để rồi khi cùng quẫn, Chí bán mình cho Bá Kiến, trở thành một kẻ chuyên đi bắt nạt.
Làm kẻ ác, Chí vẫn thiếu thốn tình yêu thương nhưng bù lại, anh có được sự chú ý của dân làng. Họ luôn sợ hãi mỗi khi thấy bóng lưng thằng “rạch mặt ăn vạ”. Họ rỉ tai nhau cách tránh mặt anh lúc cơn say ùa về. Dù đẩy anh ra sống ở tận ven sông, dân làng Vũ Đại vẫn dành chút tâm tư để nghĩ về những nỗi đau mà anh mang đến. Chí cứ ngỡ như vậy là đủ, nhưng không…
Ở một nơi nào đó sâu thẳm trong lòng, Chí Phèo 40 tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp và thèm khát tình thương yêu của đồng loại. Chỉ một lần nhậu xỉn với lão Tự lãng cũng làm Chí thấy “mình giống người”. Và khi rung động với Thị Nở, Chí đã nhớ về ước mơ thuở nhỏ. Anh muốn có một gia đình. Chí sẵn sàng quay đầu làm người lương thiện để xây đắp một mái nhà với Nở.
Giống như Mèo Béo, cuối cùng Chí cũng tự kết thúc sinh mệnh đau khổ của mình. Dù 21 tuổi hay ngoài 40, cả hai vẫn là những người tìm kiếm tình yêu thương, nỗ lực đi tiếp sau những sang chấn tâm lý thời thơ ấu. Họ đều rời khỏi nhân gian khi ước mơ mới chỉ bắt đầu…

3. Rút ngắn khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế khi dạy con học

Ở một thế giới song song, tôi chúc cả hai sẽ tìm thấy hơi ấm của gia đình. Chúc hạnh phúc! Thêm một vài dòng về việc có nhiều bạn vào bình luận bảo bố mố mẹ sinh ra cho một hình hài vậy mà lại đi tự tử vì người xa lạ? Chẳng nhẽ cứ bị cha mẹ bỏ bê là tự tử à? Thực ra ấy, Chí Phèo hận nhất chính là người đã sinh ra mình. Người không được yêu thương và trân trọng thì sẽ dần đánh mất kết nối với sự sống, trước là tinh thần sau là thể chất. Họ không tự tử vì bị các cô gái phũ phàng, họ tự tử vì nhận ra:
– Ước mơ có gia đình hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với mình.
Nên nhớ rằng: Tất thảy tình yêu đều có thể vứt bỏ được, chỉ cần đủ tuyệt vọng. Kể cả tình yêu với cuộc sống…

Lời nhắn gửi : Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn! 

Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này lên Facebook.

Viết một bình luận