Flow – Dòng chảy “tàng hình” trong quá trình sáng tạo nội dung

11 Views

(1358 chữ, 4 phút, 31 giây đọc)

Nếu bạn muốn viết một bài văn, làm podcast, sản xuất video YouTube hay viết một cuốn sách… hãy nghĩ đến việc tạo ra “flow” – một dòng chảy mượt mà. Dòng chảy ấy có thể xuyên qua tầng tầng lớp lớp suy tư của khán giả/độc giả, rồi để lại những ấn tượng khó phai mờ.

1. Hiểu và nhận biết "dòng chảy"

Dòng chảy trong thiên nhiên thường gắn liền với… dòng nước. Một con suối có thể băng qua nhiều địa hình khúc khuỷu, một dòng sông uốn lượn theo từng vùng đất mà nó đi qua. Không biết trên quãng sông đó đã có bao nhiều cát sỏi hay thác đá, nhìn từ trên cao xuống, ta vẫn thấy một “dòng chảy” liền mạch.

Dòng chảy nội dung, hiểu đơn giản là cách chúng ta gắn kết những thứ tưởng chừng lộn xộn vào một “mạch” suy nghĩ, “mạch” cảm xúc nhất định. Từ đó, người đọc-người xem (thậm chí là người chấm thi) sẽ cảm nhận được sự liền mạch, mượt mà và gắn kết giữa các phần nội dung. Một vài ví dụ về dòng chảy:
 
✅ Đề thi có 3 câu: câu 1 về tiềm lực của đất nước còn ngủ yên; câu 2 về vai trò của giáo dục trong việc phát huy tiềm lực đất nước; câu 3 về một tác phẩm liên quan lòng tự tôn dân tộc. Thoạt nhìn qua ta sẽ thấy mỗi câu hỏi đang xoáy vào 1 vấn đề riêng, nhưng nếu nhìn khái quát hơn, 3 câu đều đang xếp trong “một dòng chảy”.
✅ Oppenheimer, một bộ phim điện ảnh dài 3 tiếng với rất nhiều tình tiết, tuyến thời gian xen kẽ lẫn nhau. Nhân vật chính liên tục hồi tưởng lại quá khứ khiến cho các mốc thời gian và các sự kiện đan cài chồng chéo. Tuy nhiên, dòng chảy phía sau của bộ phim chỉ đơn giản những trăn trở về đạo đức và trách nhiệm suốt một đời của nhà khoa học.
✅ Cuốn sách của Yên Văn, mặc dù có 10 bài, mỗi bài xoáy vào các vấn đề với từ khóa khác nhau nhưng lại nằm trong 1 dòng chảy. Cụ thể là hành trình theo đuổi ước mơ của con người, ước mơ tự do-độc lập của người Việt Nam trong suốt thế kỷ XX. Kể từ khi “mất tự do-độc lập” cho tới khi có được nó và loay hoay tìm cách sống hạnh phúc với nó….

2. Dòng chảy và sự nhất quán trong nội dung

Dòng chảy (flow) là một khái niệm trừu tượng, chúng ta không thể nhìn ra dòng chảy của nội dung một cách dễ dàng. Ta chỉ có thể cảm nhận được thông qua sự tinh ý và nhạy cảm. Ở vị trí người tiếp nhận nội dung, bạn không cần biết đến dòng chảy – bạn thấy nhớ về một thông điệp, một điều gì đó sau khi xem/đọc/nghe… là được. Nhưng ở góc độ người sáng tạo – là người viết, thí sinh, sinh viên viết bài… chúng ta lại cần nghĩ cách để tạo ra dòng chảy. Sự nhất quán trong nội dung sẽ để lại nhiều dư âm khó phai cho độc giả, khán giả… Dòng chảy chính là biểu hiện của một nội dung nhất quán.
Hình ảnh minh họa là trang gần cuối trong cuốn sách nhằm giúp độc giả hệ thống kiến thức văn học-lịch sử, đồng thời cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung. Sau đây là chia sẻ của độc giả trong nhóm kín YENVANEDU:
Em đọc sách có cảm nhận được điều đó. Thực sự quá tinh tế và tốn nhiều tâm huyết của team! Em luôn đặt ra câu hỏi, làm sao mà mọi người lên được 1 ý tưởng hay và xuyên suốt như vậy được. Trong dòng chảy lại có các ý lớn, từ những ý lớn lại đem ra phân tích mổ xẻ để rút ra những bài học. Lồng ghép giữa những kiến thức tưởng chừng là khô khan lại nhấn mạnh về những tinh thần chủ đạo, kèm thêm lòng tự hào tự tôn dân tộc và không quên kèm theo những kiến thức lịch sử đan xen tác động đến những tác phẩm văn học. Cuốn học liệu này thực sự là 1 cái gì đó đến giờ e vẫn chưa hiểu hết… 

Sau đây là thông tin cuốn sách cho các bạn đang quan tâm:

📗 Văn học cách mạng – Theo dấu ước mơ: Sách tích hợp kiến thức văn học và lịch sử, giúp mở rộng từ vựng tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng viết NLXH. 

📌Đọc thử tại đây: https://shorturl.at/txu4T

📌 Đặt mua sách qua Shopee: https://vn.shp.ee/ceTMyWx  

📌 Đặt mua sách qua GG Form: https://tinyurl.com/yenvanprinted

Lời nhắn gửi : Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn! 

Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này lên Facebook.

Viết một bình luận