(2142 chữ, 7 phút, 8 giây đọc)
Tài liệu được biên soạn nằm trong dự án "Văn học - Yêu lại từ đầu". Loạt nội dung ra đời nhằm ủng hộ chủ trương học Văn đúng nghĩa theo lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể cảm thụ được Văn học và viết một bài văn bằng chính trải nghiệm, hiểu biết và năng lực của mình.
Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh. Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.
Vì sao bạn có đủ khả năng để cảm thụ tác phẩm?
Ký ức và nỗi nhớ là mảnh ghép cảm xúc không thể thiếu trong cuộc sống của thanh niên, ngay cả khi ta không phải một người lính Tây Tiến. Trên thực tế, học sinh chúng ta cũng có những thời điểm gian khổ, từ đó hình thành nên nỗi nhớ khôn nguôi. Đó là những tháng ngày mài quần trên lớp học rồi lại tất bật chạy qua trung tâm luyện thi. Ta cặm cụi làm từng tập đề, giải từng bài toán, ôn cả mớ lý thuyết đến 1-2 giờ sáng. Tinh thần và ý chí của học sinh cuối cấp, tất cả chỉ gói gọn trong mấy chữ: “nỗ lực vì những mục tiêu và khao khát của bản thân”. Nếu chúng ta không ưu tú, ta lấy gì để cống hiến và đóng góp cho gia đình và xã hội?
Bên cạnh sự vất vả, học trò vẫn có những phút giây ấm áp với thầy cô, bạn bè. Ta tham gia các Câu lạc bộ, cùng sinh hoạt văn hóa-văn nghệ với các anh chị em trong trường, chụp với nhau một vài tấm ảnh làm kỷ niệm. Mai xa rồi, ghế đá, hàng cây sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Tuy vậy, bài học của thầy cô và những trải nghiệm đầy nhiệt huyết sẽ in mãi trong tim. Cũng giống như cách mà nhà thơ Quang Dũng nhớ về binh đoàn Tây Tiến và bao ký ức thuở kháng chiến hào hùng.
Nếu người lính trong Tây Tiến quyết chí “một đi không trở lại” vì hòa bình và độc lập, ngày nay, thanh niên Việt Nam vẫn ngày đêm học tập, lao động và không ngại đóng góp cho cộng đồng. Đó là những tình nguyện viên hăng hái tham gia chống dịch, mặc cho vất vả lẫn hiểm nguy. Đó cũng có thể là bạn, là mình, những người đang cố gắng phát triển bản thân và chia sẻ khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Không cần đợi chiến tranh, thanh viên thời nào cũng có trong mình ý chí kiên cường và tinh thần sẵn sàng cống hiến của người lính Tây Tiến. Đó là lý do các bạn cảm thụ được bài thơ này.
Quy trình phân tích và cảm thụ Văn học
Chúng ta phân tích một bài thơ trên hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Từ đó, ta thấy được giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả, cảm nhận được những lớp ý nghĩa được cất giấu phía sau. Sau đây là một vài gợi ý để các bạn hiểu hơn về bố cục “Tây Tiến”.
Bối cảnh sáng tác
Vì sao cần biết về bối cảnh?
Văn là đời, vì vậy mỗi trang văn, mỗi dòng thơ đều được viết nên từ chính những trải nghiệm của tác giả. Việc hiểu về hoàn cảnh sáng tác giúp các bạn hình dung rõ hơn những chuyện đã xảy ra và ý nghĩa của tác phẩm trong dòng chảy lịch sử Văn học nước nhà.
Tây Tiến ra đời trong giai đoạn nào?
Tây Tiến được viết vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Năm 1945, nước Việt Nam ra đời bằng bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chưa đầy một năm sau, Pháp tiếp tục đem quân xâm lược. Bác Hồ soạn thảo “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” và toàn dân một lòng đứng lên vì mục tiêu bảo vệ độc lập cho Tổ quốc.
Thời điểm cụ thể
Mùa xuân năm 1947, binh đoàn Tây Tiến được thành lập. Nhiều chàng trai Hà Nội đã bỏ bút, bỏ lại cuộc sống tại nơi phồn hoa đô hội để tham gia kháng chiến, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Binh đoàn Tây Tiến hoạt động ở khu vực phía Tây Bắc (Việt Nam) và Thượng Lào (Lào). Xem hình minh họa để hình dung rõ hơn về vị trí địa lý.
Đặc điểm vị trí địa lý
Đây là vùng đất có địa hình hiểm trở, núi cao, vực sâu cùng những khu rừng rậm với nhiều thú dữ. Các huyện bản cũng có ít người sinh sống (các dân tộc thiểu số). Sau gần 2 năm đóng quân tại đây, binh đoàn Tây Tiến đã hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng và có sự thay đổi trong địa bàn hoạt động và quân số tham gia.
Thời gian sáng tác
Nhà thơ Quang Dũng rời khỏi binh đoàn Tây Tiến vào cuối năm 1948. Cuối năm này, ông nhớ về kỷ niệm oanh liệt một thời với những người đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh, ông viết ra tác phẩm “Nhớ Tây Tiến”, sau này đổi tên thành “Tây Tiến”.
Tác giả Quang Dũng
Quang Dũng ( sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988). Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.
Khái quát về cấu trúc bài thơ
Bố cục bài thơ gồm 4 đoạn, sắp xếp tuần tự theo cả hai chiều thời gian và không gian.
Bài thơ đi theo dòng hồi tưởng của tác giả Quang Dũng, cũng giống như bất cứ ai khi ôn lại kỷ niệm một thời. Chẳng hạn khi những học sinh cuối cấp ra trường, ta sẽ nhớ đến những khung cảnh thân thương, con đường đến lớp, những hàng quán “ruột” để gặp gỡ bạn bè lúc tan ca. Sau đó, ta nhớ về các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tại trường cũ. Tiếp đến là chính bản thân ta với những trải nghiệm học hành vất vả. Và cuối cùng, là tinh thần, ý chí của mỗi người. Đó là ngọn hải đăng chiếu sáng cho toàn bộ hành trình mà ta đã có.
Hướng dẫn phân tích, cảm thụ bài thơ Tây Tiến
Tài liệu tham khảo
SGK Ngữ văn 12, tập 1
Sách Lý luận Văn học (NXB Đại học Sư phạm)
Sách Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Sư phạm)
Học sinh đọc và xem thêm tài liệu tại đây
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các phần tiếp theo.
Lời nhắn gửi : Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi và chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn!
Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này lên Facebook.
Thực sự chưa bao giờ em cảm thấy tìm được một người giáo viên ăn ý đến thế. Bắt đầu quay lại học online, em cảm thấy mất phương hướng và hứng thú với việc học. May mắn thay, chị đã thổi bùng tình yêu văn chương trong em một lần nữa (cái tình yêu mà đã nguội lạnh dần từ khi em lên cấp 3) và em có mong muốn viết để thực sự hiểu, thực sự cảm thụ, thực sự được đi vào được thế giới mà các tác giả đã kì công xây dựng lên. Tâm sự một chút, em từng là học sinh khá giỏi năm cấp 2, đi thi không bao giờ có chuyện học thuộc văn và điểm văn lúc nào cũng lọt top. Khi lên cấp 3, em tham gia HĐNK, trải nghiệm nhiều hơn và cảm thấy việc học thật nhàm chán. Em đã có suy nghĩ học để thi để lấy điểm thôi chứ sau này cũng có để làm gì đâu. Thế là em học rất chống đối. May mắn nhờ có chị, em tìm thấy được sự thực tế và gần gũi của môn văn. Thời gian qua đối với em em cũng phải trải qua khá nhiều, và nhờ đó cũng như nhờ những video của chị, em hiểu rằng đằng sau tất cả các tác phẩm văn học để đời là những câu chuyện, những trải nghiệm mang lại nhiều cảm xúc dữ dội, và dù chúng ta ai cũng phải trải qua nghịch cảnh, nhưng không phải ai cũng chuyên chở được tất cả vào văn chương như thế. Em cảm ơn chị rất rất nhiều ạ! <3 Chúc chị luôn thành công với những lựa chọn của mình. -Bảo Ngọc-Hải Phòng-K12-2021
Hihi chào Bảo Ngọc, cảm ơn bình luận rất chân thật của em. Chị sẽ bền bỉ với hành trình này, chúc em học tốt và thật sự phát huy được hết năng lực của bản thân nhé. Mong được đồng hành cùng em lâu lâu 😉
Xem xong bài bài giảng của chị em thật sự đã tìm lại được tình yêu đối với văn học của mình. Em tham gia đội tuyển HSG Văn năm lớp 8, lên lớp 9 vì ôn thi cấp 3 mà em đã rời đội, cứ ngỡ tình yêu với môn học này đã mất đi. Nhưng hôm nay em nhận ra rằng, vì bản thân mình đã dừng lại, chứ không phải tình yêu của em đã rời đi. Thật sự thật sự cảm ơn chị rất nhiều.
Chúc chị có thật nhiều sức khoẻ, luôn yêu đời, thành công trong sự nghiệp và mãi đồng hành cùng bọn em nha chị.
_2005_quynh_Binh Thuan_21:52_1/7_
Chào cô Trang, em không biết cô có xem bình luận em không, từ lúc em xem cô và tới khi em học văn khá rồi em luôn suy nghĩ về 1 vấn đề mà cô thường nói của 1 số video là ‘học văn là đời-học văn là học làm người’. Tuy câu nói này có vẻ lớn lao và cao cả nhưng em luôn không ngùng và cố gắng để sao cho đúng câu này và trong thời điểm đó em đã hiểu được ý nghĩa của câu này là khi ta học 1 văn bản ta có thể giác ngộ rất nhiều điều từ bài học có những hoàn cảnh kém may mắn hon ta nhung họ không chịu khuất phục trước nghịch cảnh này họ đã rất dũng cảm vượt qua khó khăn thử thách nên mỗi văn bản trong mõi trang sách sẽ là nhũng bài học hay cho học tập và cuộc sống. Dạ em xin cảm ơn cô đọc bài viết của em .