Internet đang khiến bạn ngu đi?

588 Views

(1635 chữ, 5 phút, 27 giây đọc)

Chân lý ai cũng biết: “Hotboy X - Hotgirl Y yêu đương hời hợt, thay bồ như thay áo, khó mà hiểu được sự sâu sắc của tình yêu và không bao giờ gặp được người chân thành”. Nhưng hầu hết chúng ta không biết, nguyên lý đó cũng đang xảy ra với não bộ và trí nhớ của mình.

1. Tại sao bạn không thể tập trung?

Vì bạn có quá nhiều lựa chọn với hàng ngàn yếu tố gây nhiễu.

Giống như XY ở đầu bài, khi có quá nhiều vệ tinh vây quanh, họ sẽ khó mà chú ý liên tục vào một đối tượng nào đó để tìm hiểu cho thật kỹ. Và bộ não chúng ta cũng vậy.

Những tiến bộ công nghệ đã cho phép con người được “siêu kết nối” và tiếp cận dễ dàng với kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Nhưng nó cũng gây ra tác dụng phụ: bạn chết chìm trong biển thông tin. Với một chủ đề về ăn kiêng, bạn có thể search trên mạng và đọc cùng lúc hàng chục tab thay vì mua  sách để nghiền ngẫm sâu.

Tập trung là một động từ ghép, hiểu nôm na là dồn toàn bộ sự chú ý (tập) và một điểm (trung) mà thôi. Nếu đem ví với một cây cầu, thì lúc này nó không chỉ gãy đôi mà còn bị bẻ vụn thành trăm mảnh. Tác nhân nằm ở sự kích thích không thể tránh từ phía bên ngoài. Chẳng hạn, khi bấm vào đường link của 1 bài báo, có bao nhiêu % độc giả sẽ đọc hết, đọc kỹ, đọc sâu mà không bị một pop-up quảng cáo làm phiền, một chiếc notification từ facebook quấy rối? Đó là lý do khả năng tập trung ngày càng kém.

Bạn có quá nhiều lựa chọn khi kết nối và cho phép bản thân bị cuốn theo dòng chảy thông tin.

2. Tại sao bạn không thể suy luận?

Vì bạn đã quen với những thứ ngắn ngủi, hời hợt và phù phiếm.

Đứng trước một lời tỏ tình, trai xinh gái đẹp cần sự quan sát và phân tích để hiểu được đối phương có đủ chân thành để gật đầu hay không. Nhưng đôi khi, chính họ còn chẳng biết thế nào là chân tình thật sự. Bộ não của chúng ta cũng như vậy.

Internet, mạng xã hội đang tạo ra một xu hướng sản xuất nội dung mới, tóm gọn bằng 1 câu: ngắn, ngắn nữa, ngắn mãi. Trước kia, chúng ta xem phim truyền hình, phim tài liệu và đọc tiểu thuyết chương hồi. Sau đó, ta xem phim điện ảnh và đọc tùy bút, truyện ngắn. Tiếp nữa, ta ngồi đọc báo, xem phóng sự. Còn bây giờ, chao ôi, ta… lướt TikTok.

Tất cả những kênh truyền thông kỳ cựu nhất hay những người làm nội dung cứng đầu nhất (trong đó có cả mình), đều không thể thoát khỏi vòng xoáy khắc nghiệt này. Đó là muốn nội dung tiếp cận được lượng khán giả lớn (còn chất lượng hay không chưa biết), thì phải rút ngắn, ngắn nữa, ngắn mãi.

Đương nhiên, ngắn thì không dài, mà nông thì chẳng sâu.

Vẫn là thông điệp, nhưng khi xem 1 video TikTok 10 giây về “5 dấu hiệu của đàn ông chưa trưởng thành”, bạn chỉ gật gù thấy đúng, thả tim rồi sẽ quên luôn trong vòng 1 nốt nhạc sau đó. Nhưng nếu xem 1 video 20 phút phân tích từng đặc điểm, lấy ví dụ minh họa và  đưa ra dự báo về hậu quả, bạn sẽ về bỏ ngay người yêu hiện tại không chừng.

Việc chúng ta quá quen với những mẩu tin ngắn, chỉ mang tính cập nhật và giải trí, không đòi hỏi sự suy luận đã khiến cho mỗi người mất dần khả năng nghiền ngẫm và luận giải vấn đề. Đó là lý do vì sao có người ngồi luyên thuyên cả tiếng nhưng có người chỉ nói được 3 phút về cùng 1 chủ đề mà thôi.

3. Hậu quả khủng khiếp nhất là gì?

Nếu suốt 10 năm thanh xuân chỉ có 3 mối tình, mỗi lần yêu trên 1 năm, đảm bảo bạn sẽ nhớ từng chút về những thói quen và nhìn ra được điều hay cái dở của người cũ. Và quan trọng nhất, rút ra được những bài học sâu sắc cho chính mình. Nhưng với hotboy, hotgirl ở trên, 1 tháng hẹn hò 15 người thì đến tên của partner còn không nhớ.

Sự thiếu tập trung và hời hợt khi tiếp nhận và xử lý thông tin đã khiến bạn trở thành một người nghèo ký ứcđói tư duy. Mỗi ngày, bạn dành hàng giờ đồng hồ trên điện thoại, xem biết bao nhiêu đoạn review phim và đọc cả tá thông tin. Nhưng đêm về, trong đầu bạn hoàn toàn trống rỗng. Thói quen này khiến trí nhớ dài hạn lẫn ngắn hạn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và đó là lý do bạn học trước, quên sau, làm việc không hiệu quả, nghe tiếng Pháp rõ mồn một nhưng xong không thể viết lại vì đã quên luôn ở giây kế đó.

Trí nhớ nói chung và trí nhớ ngắn hạn trong học tập là một kỹ năng, không phải khả năng. Để có nó, bạn phải rèn luyện không ngừng. Sẽ có rất nhiều cách để cải thiện đấy.

Ví dụ :

– Đọc sách giấy thay vì ebook.

– Tắt bớt các notification từ ứng dụng không cần thiết.

– Mỗi lần tìm thông tin, chỉ mở 1 tab, đọc hết rồi mới nhảy qua bài khác.

– See first Facebook của những người hay viết dài và cố gắng đọc chậm một chút. Mỗi lần mở Facebook lên đọc các nội dung chất lượng, có chiều sâu hơn, chúng ta sẽ đỡ phí tiền mạng đấy.

Chúc các bạn dùng Internet để thông minh, sắc sảo và thú vị hơn.

Comment cách mà bạn đang làm để tập trung tốt hơn nhé!

Lời nhắn gửi : Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu bạn thấy thông tin và phương pháp học hiệu quả, hãy chia sẻ để nhiều người có thể học tập, làm viêc hiệu quả hơn. Chúc chúng ta cùng nhau thành công.

Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này lên Facebook.

5/5

15 bình luận về “Internet đang khiến bạn ngu đi?”

  1. Cảm ơn chị, bài viết này đã giúp em nhận ra được vấn đề mà em mắc phải dẫn đến sự mất tập trung. Cũng nhờ chị mà em có động lực để trau dồi kỹ năng “đọc – hiểu – nghiền ngẫm” một bài viết, một vấn đề thay vì tiếp thu “kiến thức nhanh” phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay.
    Mong chị hữu duyên đọc được dòng này ạ.
    Chúc chị một ngày tốt lành.

    Trả lời
    • Chào em. Chị đọc được em à, em là người đầu tiên để lại bình luận trên trang web này đấy. Cảm ơn em đã đọc hết bài và có những thay đổi đầu tiên sau bài đọc. Mong rằng em sẽ rèn được thói quen tốt để tiếp thu và sản xuất ra nhiều thông tin / kiến thức chất lượng hơn.
      Chúc em 1 tuần nhiều niềm vui.

      Trả lời
  2. Cảm ơn chị, bài viết rất hay ạ! Mỗi lần học em cứ mở lap lên nhưng một lúc sau thì bị sao nhãng vào facebook, youtube, rất khó tập trung :3

    Trả lời
    • Hihi chị muốn em khai thác thêm khía cạnh nào của chủ đề ạ? Thật ra đây là đề tài em đang nghiên cứu, về Sự tập trung trong thời đại công nghệ. Bài này chỉ là 1 phần mở đầu để đặt vấn đề. Em sẽ rất mong những gợi ý của chị để có thể hoàn thiện nội dung hơn ạ.

      Trả lời
  3. Bài viết hay quá Chị ơi.
    Sự tập trung và suy luận trong 1 bài viết không phải ai cũng thực sự làm được. Sau bài này đã khiến em thay đổi về cách đọc của mình. Cảm ơn Chị và hóng Chị viết thêm nhiều bài hơn!

    Trả lời
  4. Trước khi em đọc bài viết của chị, em cũng bị mắc một “tật”. Đó là bật khá nhiều tab khi tìm kiếm thông tin trên google, em chỉ chú trọng vào số lượng mà quên mất chất lượng của những trang thông tin. Hay giống như là khi sử dụng youtube (em ko thích dùng tiktok), em luôn xem những đoạn video khác nhau ở các lĩnh vực (khoa học, âm nhạc, nấu ăn..), nhưng em chưa bao giờ giành thời gian để ngẫm nghĩ về nội dung, giá trị của nó. Tình cờ, em bắt gặp kênh youtube của chị và ấn tượng với nội dung, phong thái mà truyền tải trong mỗi clip của chị. Sau đó, em qua trang blog của chị để học hỏi thêm qua những bài viết. Nhờ những thông điệp, bài học của chị mà em mới vỡ lẽ ra nhiều điều mà em còn thiếu sót. Em chỉ hơi tiếc vì tìm thấy chị khá trễ, nhưng em tin rằng “late better than never”. Vì thế, em cần cải thiển bản thân, và chuẩn bị hành trang cho hành trình phía trước (em hiện 17 và chuẩn bị thi thpt). Đây là lần đầu em viết bình luân trên blog nên mong chị có thể góp ý thêm

    Trả lời
    • Chào Ngân, em viết rất tốt và diễn đạt rõ ràng lắm. Mới 17 tuổi mà khả năng trình bày, dùng từ rất ổn. Chị rất vui khi đọc được comment của em. Hy vọng rằng em sẽ tạo cho mình nhiều thói quen tốt, việc học tập chắc chắn sẽ hiệu quả hơn đó. Mong được đồng hành cùng em thật lâu.
      Chị Trang ^_^

      Trả lời
  5. Chị ơi em thật sự rất hâm mộ chị. Chị đã thay đổi đổi suy nghĩ của em rất tích cực. Chân thành cảm ơn chị và chúc chị gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
    Tiện thể cho em hỏi làm thế nào để nua sách của chị ạ. Em cảm ơn.<3

    Trả lời
  6. Lối sống nhanh dẫn đến cái gì cũng chỉ nhanh chóng.

    Phần lớn các mạng xã hội, ứng dụng đều tìm cách kéo người dùng ở lại trên các ứng dụng đó càng lâu càng tốt.

    Những thông báo đẩy từ mạng xã hội để kéo sự chú ý vào ứng dụng của họ.

    Cho nên giải pháp chính là vô cài đặt ứng dụng, thiết lập thông báo tùy chỉnh theo mức độ ưu tiên và theo tính chất công việc của mỗi người.

    Trả lời
  7. Hay quá chị ơi, đọc bài viết của chị xong, mới nhận ra bản thân mình đã quá lạm dụng về internet, mà không biết cách sử dụng làm sao cho phù hợp công việc và hữu ích cho bản thân. Em cảm ơn chị đã bật sáng cho em về những điều cần thiết nhất khi sử dụng mạng internet. Cảm ơn chị nhiều nhé.

    Trả lời
  8. Em đã xóa Tiktok gần 1 năm vì lúc đó bị “nghiện” trầm trọng. Nhưng cũng nhờ vậy, mà em đã tránh được 1 thói quen xấu. Em thì thích coi youtube, cái phần shorts trên đó cũng y chang Tiktok, nó cũng làm em mất tập trung huhu, cảm ơn chị đã giúp nhận ra.

    Trả lời

Viết một bình luận